Nhà hàng Triều Nhật Asahi Sushi,Ẩm thực Nhật Bản, nhà hàng Nhật Bản, nhà hàng Nhật Bản Hà Nội

HẢI SẢN VÀ SỨC KHỎE



Hải sản là nguồn thực phẩm chứa nhiều prôtêin, axít béo ômêga-3 lại chứa ít nhiệt lượng, nhiều thành phần đạm và khoáng chất.


Không chỉ có khẩu vị ngon, mà hải sản còn có nhiều lợi ích cho sức khoẻ như giúp ngăn ngừa một số bệnh lý thường gặp như tim mạch, viêm tấy, ung thư, suy nhược cơ thể…Trong khoảng 150g hải sản cung cấp từ 50% đến 60% luợng prôtêin cần thiết mỗi ngày cho cơ thể. Chỉ số chất béo có trong hải sản ở mức tương đối thấp ( dưới 5%) ngoại trừ một số loại tôm, mực…Tuy nhiên, chất béo của hai loại hải sản trên được bù đắp bằng thành phần có lợi khác cho cơ thể như EPA và DHA. So sánh với thịt, hầu hết các loại hải sản đều có thành phần cholesterol ngang nhau, chỉ có một phần nhỏ là chất béo bão hòa


           Càng Cua Nhật mang hương vị biển đậm đà
Thành phần các axít béo tự nhiên ômêga-3 có trong hải sản là những chất có ích cho cơ thể. Chế độ hằng của chúng ta đòi hỏi sự cân bằng của một số loại chất béo. Có ba loại axít béo ômêga-3 chín là ALA, EPA, và DHA. Trong đó, EPA và DHA có nhiều phân tử hơn ALA rất tốt cho sức khoẻ con người.
Hải sản còn là thực phẩm của trí não. Thành phần chất béo, nhất là DHA, rất cần thiết cho tế bào của màng não. Nó là thành phần chính cho việc phát triển các tế bào thần kinh và não bộ ở trẻ sơ sinh. Ở trẻ được nuôi bằng sữa mẹ, có thành phần DHA trong não cao hơn và các tế bào máu đỏ cũng như não bộ phát triển hơn sp với trẻ nuôi bằng sữa bò. Nghiên cứu cho biết, trẻ nhỏ rất cần nguồn cung cấp DHA thường xuyên, ngay từ lúc bú mẹ trong một thời gian ngắn nếu ít hơn 16 tuần lễ thường có biểu hiện yếu kém hơn về thị lực hơn so với những trẻ nhận được nguồn cung cấp DHA từ sữa mẹ.


           Càng Cua Nhật mang hương vị biển đậm đà

Các axít béo ômêga-3 hiện hữu trong hải sản có tác dụng tích cực đối với những nguy cơ mắc bệnh tim chẳng hạn như sự tụ tiểu huyết cầu trong máu, áp huyết cao và mỡ trong máu…Tuy nhiên, với bệnh nhân tiểu đường được khuyên sử dụng bổ sung viên dầu cá biển có chứa axít béo ômêga-3 (cứ 1gr dầu cá chứa khoảng 30% các axít béo ômêga-3). Đây là liều lượng giữa khoảng 4 và 10gr/ngày (tương đương với hoặc trên 1 đến 3 khẩu phần hải sản tiêu thụ/ngày) có thể gia tăng lượng glucose trong máu, nhưng nếu sử dụng liều lượng thấp 2,5g/ngày sẽ không gây nguy hiểm đồng thời còn mang lại hiệu quả tích cực cho việc ngăn ngừa những nguy cơ mắc bệnh tim.
Tiêu thụ hải sản trong thời gian có thai và cho con bú rất tốt cho thai phụ. Trong thời gian mang thai, bào thai đòi hỏi một lượng axít béo ômêga-3 lớn để cung cấp cho cơ thể người mẹ. Nói chung, thành phần DHA có khuynh hướng bị thiếu hụt nhiều khi mang thai nhưng lại ở mức cao hơn trong suốt tháng đầu tiên của thai kỳ và ngang bằng những tháng tiếp theo của thời kỳ mang thai. Do vậy, đứa con đầu lòng thường có nguồn DHA cao hơn so với những đứa con tiếp theo.
Tiêu thụ chất béo có lợi như DHA và EPA có trong hải sản giúp giảm nguy cơ gây bệnh ung thư đường ruột. Đây là những kháng thể có lợi có tác dụng giảm thiểu sự phát triển của các tế bào gây bệnh.


            Hải sản tổng hợp rất tốt cho sức khoẻ

Bảo quản hải sản đúng cách: Đây là lý do để tăng hiệu quả cao về mặt sức khoẻ khi tiêu thụ hải sản.

Với các loại hải sản có vỏ cứng, cần giữ cho phần vỏ không bị sứt mẻ và gói trong bao nhựa riêng biệt theo từng loại. Thịt hàu còn tươi sống, vẹm và trai…nên bảo quản trong tủ lạnh. Giữ ẩm bằng cách đặt thực phẩm vào những tô có đáy sâu với khăn giấy ướt bao phủ lên trên. Nếu hàu còn nguyên vỏ, điệp và vẹm bảo quản trong hộp riêng và cho vào tủ lạnh. Bạn có thể tách phần thịt hàu, đặt lên khay và nhỏ thêm vài giọt chanh lên trên để cách ly với các thực phẩm khác. Cách này có thể sử dụng trong vòng 6 tháng.
Tốt nhất bạn hãy bao phủ hộp chứa thực phẩm với nước đá. Với mực, loại bỏ phần ruột và da, rửa sạch và để ráo nước. Sau đó, gói kín trong bao nhựa.

Bạn cần nhẹ tay khi bảo quản hải sản để tránh bị dập nát vì có thể gây hỏng một cách nhanh chóng.

Cố gắng sử dụng trước những hải sản đã được rã đông. Tốt nhất là khoảng 24 giờ sau khi lấy từ tủ đông ra.

Đề phòng dị ứng khi ăn hải sản: Tuy ngon và bổ dưỡng cho sức khoẻ, nhưng dị ứng khi ăn hải sản cũng là điều bạn cần lưu ý. Có những người chỉ bị dị ứng về một loại hải sản nào đó, có người lại bị dị ứng với tất cả các loại hải sản. Cũng có người chỉ bị dị ứng ở những lần ăn nhất định, không phải lần nào cũng bị dị ứng. Những biểu hiện của dị ứng có khi đến ngay sau bữa ăn, có khi phải từ 10 đến 15 phút.

Dị ứng nhẹ thường chỉ gây cảm giác nóng ruột, nổi mề đay, ban đỏ khắp người. Cần gây nôn để loại bỏ thức ăn thừa. Sau đó, uống vitamin C, nước chanh, cam để trung hòa bớt độc tính. Có thể uống thuốc chống dị ứng theo lời bác sĩ.
Nặng hơn có thể gây buồn nôn, nôn mửa, đi ngoài. Những trường hợp phản ứng mạnh có thể gây sốc, khó thở. Nếu bệnh nhân suy hô hấp, cần đưa đến bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời.

Một số trái cây như nho, lựu, hồng…tránh ăn ngay sau khi ăn hải sản. Nguyên nhân có chứa axít khi tiếp xúc với prôtêin có trong hải sản sẽ thành chất lắng đọng, gây khó tiêu. Chất này lưu lại trong ruột dẫn đến hiện tượng lên men. Vì thế, chỉ nên ăn sau khi ăn hải sản khoảng 4 giờ là an toàn nhất.