Nhà hàng Triều Nhật Asahi Sushi,Ẩm thực Nhật Bản, nhà hàng Nhật Bản, nhà hàng Nhật Bản Hà Nội

Download more awesome themes for your blogger platform #templatetrackers Follow us @ Google+ and get weekly updates of new templates we release regularly

Jiro Ono Sushi, một quán sushi nhỏ với diện tích chỉ hơn 50 mét vuông đã trở thành một nhà hàng nổi tiếng của cả Nhật Bản với thực đơn sushi được cho là ngon nhất thế giới.

Để được thưởng thức tại nhà hàng này, khách hàng cần đặt chỗ trước ít nhất 3 tháng. Jiro Ono, người chủ nhà hàng 85 tuổi được vinh danh là nghệ sĩ sushi hàng đầu Nhật Bản đã có 70 năm làm việc với thực đơn chỉ là sushi.


(Chân dung Jiro Ono-Nghệ sĩ Sushi)

Đài truyền hình CNBC đã sản xuất một bộ phim tài liệu về cuộc đời và “sự nghiệp sushi” của Jiro Ono mang tên “Jiro Dreams of Sushi” được rất nhiều người trẻ trên toàn thế giới đón nhận nhiệt tình. Họ bị chinh phục bởi một triết lý khởi nghiệp đầy nhân văn và văn hóa làm việc của người Nhật Bản. Từ một cửa hàng sushi nhỏ, Jiro trở thành một biểu tượng và niềm tự hào ẩm thực của Nhật Bản.

Triết lý khởi nghiệp của Jiro được gọi là “triết lý sushi” đã gợi ý cho chúng ta những bài học quan trọng sau:

Bạn phải yêu công việc của bạn

Jiro tâm sự: “Một khi đã quyết định về nghề nghiệp của mình, bạn phải nhấn chìm chính mình vào công việc, bạn phải yêu say đắm và không bao giờ được phàn nàn về nó. Bạn phải hiến dâng cả cuộc sống của mình để biết hết và làm chủ tất cả mọi kỹ năng cần thiết. Đó là bí quyết của thành công và là chìa khoá của sự vinh danh”.
Có một điều cần ghi nhớ rằng, Jiro không nói “hãy tìm công việc bạn yêu thích”, mà ông nhấn mạnh “bạn phải yêu công việc bạn đã chọn”.

Điều này có nghĩa là với công việc, bạn phải ý thức và nuôi dưỡng tình yêu giống như trong hôn nhân vậy. Điều này hoàn toàn khác sự yêu thích của tuổi trẻ bồng bột, một sáng thức dậy thấy háo hức muốn thực hiện một điều gì đó thế rồi vỡ mộng và chán chường sau đó vài tuần khi va chạm những thử thách. Tình yêu công việc đòi hỏi một sự cống hiến gần như trọn đời.
Điều này gợi cho chúng ta nhớ đến hai cụm từ phổ biến “làm việc vì tiền” và “làm việc vì lòng say mê”. Niềm đam mê công việc là hành trình thực hiện một ước mơ, có đôi lúc chúng ta phải chịu đựng những điều kiện làm việc cực nhọc, để rồi chúng ta có thể tận hưởng cuộc sống khi thành công.

Không quá tệ nếu chúng ta bị trách là chỉ biết “làm việc vì tiền”, nhưng “làm việc bằng lòng say mê” là một cuộc cách mạng trong mối quan hệ giữa chúng ta và công việc, là cơ sở để nâng cao chất lượng cuộc sống.

Chuyên môn hóa và đơn giản hóa

Sushi được định nghĩa như một món ăn đơn giản, nhỏ gọn. Nhưng chính Jiro đã đưa món ăn này lên một cấp độ mới. Khác với những nhà hàng khác, Jiro không phục vụ các món ăn như khai vị hay tráng miệng, thay vào đó thực khách được phục vụ với 20 món sushi đầy đủ mùi vị, và chỉ sushi mà thôi.

Điều đặc biệt, nhà hàng của Jiro chỉ có 10 chỗ ngồi, điều này giúp cho các nhân viên của ông được tập trung để làm ra các món sushi ngon nhất. Họ cũng có thể giúp họ quan sát chi tiết tính tình của từng khách hàng và phục vụ tốt nhất.

Yoshikazu, con trai đầu của Jiro - người hiện nay được kế thừa quản lý nhà hàng cho biết, các nhân viên trong nhà hàng làm công việc lặp đi lặp lại hàng ngày như nhau, điều đó tạo điều kiện họ làm chủ đầy đủ các kỹ năng nhỏ nhất và tạo ra các món sushi có chất lượng rất ổn định.
Jiro cũng làm đi làm lại công việc của ông hàng ngày trong suốt 70 năm, điều đó giúp cho ông hiểu rõ tất cả mọi điều về thế giới sushi. Sự sáng tạo của ông cũng chỉ tập trung trong ngành hẹp là sushi thay vì đi theo chiều rộng. Ông đã đưa món sushi của mình thành một môn nghệ thuật đầy hấp dẫn.



(Ở Jiro Ono Sushi có tới 20 món sushi, nhưng chỉ sushi mà thôi)

Sự hy sinh

Khi các bạn quyết định chọn kịch bản cho cuộc đời mình là “làm công việc mình yêu thích” thì cần chú ý rằng, kịch bản này có chi phí rất cao, đặc biệt là trong thời gian đầu. Một khi bạn chọn con đường này thì phải sẵn sàng trả học phí cho việc nhập học. Vì có thể bạn phải làm việc nhiều giờ hơn và kiếm được ít tiền hơn so với những người xung quanh.

Jiro đã phải chấp nhận xa gia đình, xa những đứa con đang lớn của mình để tập trung toàn bộ thời gian vào công việc học hỏi và sản xuất sushi. Có lúc ông phải chống chọi với sự đói nghèo. Những đứa trẻ của ông phải tiết kiệm hàng tháng trời mới đủ tiền mua được một lon coca-cola.
Cuộc sống của Jiro hôm nay lại khác, ông trở thành giàu có và nổi tiếng với chính niềm đam mê của mình. Mối quan hệ cha con ngày càng thân thiết khi hai con trai của ông quyết định nối nghiệp sushi của cha. Ông kiên trì lót những viên đá thành con đường thành công từ chính cái bếp sushi nhỏ của mình.

Jiro đã thấy được ước mơ của ông không thể thực hiện được qua những giải pháp nhanh chóng, mà là một sự khổ luyện thậm chí đôi khi là đau đớn để hoàn thành.

Khi bạn "kết hôn" với công việc, sống với nó, phần thưởng bạn nhận được luôn luôn xứng đáng.


(Theo Doanh nhân Sài Gòn Online)
Ngày nay, điện thoại thông minh đã trở thành người bạn đồng hành không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại.

Điện thoại thông minh tích hợp những ứng dụng hữu ích từ tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống đã thu nhỏ thế giới trong lòng bàn tay và kích thích khách hàng thực hiện các giao dịch online như mua hàng, đặt vé máy bay, đăng kí tài khoản, tìm kiếm thông tin…

Hiện nay tất cả các thương hiệu lớn và các nghành hàng như ngân hàng – tài chính – chứng khoán, Spa, Game, Du lịch- khách sạn… đều đã hòa mình vào dòng chảy của công nghệ để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng sành điệu và bận rộn thì ẩm thực cũng không phải là một ngoại lệ. Tiên phong trong lĩnh vực này, hệ thống nhà hàng Triều Nhật Asahi Sushi - một trong những nhà hàng Nhật đầu tiên tại tại Hà Nội, đã xây dựng chương trình “Chạm vào những hương vị kỳ diệu” nhằm giới thiệu đến khách hàng ứng dụng của nhà hàng Asahi Sushi với nhiều ưu đãi hấp dẫn liên tục hàng tuần và những trải nghiệm ấn tượng phù hợp với xu hướng hiện đại.



 Đặt món Online, đặt Setmenu, Delivery thật tiện ích. 


Giờ đây chỉ cần sử dụng ứng dụng thông minh của nhà hàng Asahi Sushi hoặc vào wapsite, website Quý khách có thể xem đầy đủ bộ thực đơn hơn 300 món Nhật đặc sắc với tất cả các thông tin hữu ích về món ăn, hình ảnh, chi phí và hệ thống phòng Vip sang trọng hay những bàn riêng kiểu Nhật, băng chuyền để lựa chọn cho mình một phong cách thưởng thức hợp lý nhất.




Ưu đãi liên tục hàng tuần của Asahi Sushi dành cho khách hàng tải Apps. 


Nhằm đa dạng hình thức phục vụ nhà hàng còn có dịch vụ Delivery, Quý khách có thể đặt bàn, đặt món, đặt mua Thẻ quà tặng, đặt Set menu online qua Apps hoặc website, wapsite sẽ được phục vụ tận nơi với những hình thức thanh toán linh hoạt lần đầu tiên được xây dựng cho dịch vụ nhà hàng: Thanh toán tại nhà, Chuyển Khoản, thanh toán qua cổng thanh toán, thanh toán tại nhà hàng…

Đặc biệt ứng dụng của nhà hàng Asahi Sushi còn cung cấp đầy đủ những tiện ích của apps hiện đại: nhận coupon ưu đãi qua tin nhắn Push, chia sẻ thông tin qua Facebook, Video, bản đồ chỉ đường,… và cập nhật liên tục tin tức của nhà hàng.


Đặt bàn, lựa chọn vị trí thật dễ dàng và tiện lợi. 

Nhà hàng Triều Nhật Asahi Sushi mong muốn đưa đến khách hàng một ứng dụng thông minh đầu tiên về nhà hàng Nhật tại Hà Nội với những giá trị thực và hiệu quả thực. Ứng dụng Asahi Sushi được kỳ vọng sẽ trở thành kênh tương tác hữu hiệu và qua đó thương hiệu Asahi Sushi sẽ luôn đồng hành, lan tỏa và lưu giữ mãi trong tâm trí khách hàng.

Hãy tải ứng dụng để nhận ngay 100.000 VND và nhiều chương trình ưu đãi đặc biệt hấp dẫn liên tục hàng tuần.

Địa chỉ cho bạn: Nhà hàng Asahi Sushi 
288 Bà Triệu, Hà Nội. 
Tel: (04) 39745945 
76 Triệu Việt Vương, Hà Nội.
Tel: (04) 39447966 
Website:www.asahisushi.vn 
Hotline: 0902 286 286

Đi kèm với sự xuất hiện của các Smartphone, Tablet trong những năm gần đây là sự bùng nổ của các ứng dụng di động. Thực vậy, theo con số thống kê thì có khoảng 15.000 ứng dụng mới ra đời hàng tuần trên Apple Store và Google Play chính vì vậy Mobile Marketing đã xuất hiện như một xu thế truyền thông mới, là kênh giao tiếp, tương tác giữa thương hiệu với khách hàng thực sự nhanh chóng hiệu quả.



Nhà hàng Nhật Bản Asahi Sushi.

Luôn dẫn đầu về ẩm thực Nhật tại Hà Nội, sáng tạo và tiên phong mang tới cho Quý khách hàng những trải nghiệm thú vị nhất, đón đầu xu hướng của thế giới và cũng là của khách hàng mục tiêu: Những người đam mê ẩm thực Nhật luôn bận rộn và yêu thích công nghệ, nhà hàng Asahi Sushi trân trọng giới thiệu chương trình:
“Chạm vào tinh hoa ẩm thực Nhật”
(Từ ngày 07/05/2013 – 07/06/2013)
Chương trình mang đến cho Quý khách sự trải nghiệm mới mẻ về những tính năng hoàn hảo kết hợp giữa ẩm thực và công nghệ. Giờ đây chỉ cần một chiếc Smartphone, tablet có cài ứng dụng của nhà hàng Asahi Sushi, Quý khách có thể đặt bàn, lựa chọn thực đơn với hơn 300 món Nhật đặc sắc, đặt món Online, đặt mua Voucher, thanh toán trực tuyến tiện lợi, nhanh chóng, đẳng cấp ở bất kỳ nơi đâu, bất kỳ khi nào.


Chạm vào những hương vị kỳ diệu.


Những hương vị kỳ diệu của nhà hàng Asahi Sushi

Thật đơn giản và tiện ích chỉ cần “Chạm” Quý khách có thể tìm thấy đầy đủ thông tin về ẩm thực, và nét độc đáo của nhà hàng Triều Nhật Asahi Sushi.
Hãy tải ứng dụng
• Để nhận ngay 100.000 VND và nhiều chương trình ưu đãi đặc biệt hấp dẫn liên tục hàng tuần.
Địa chỉ cho bạn:

- Nhà hàng Asahi Sushi

288 Bà Triệu, Hà Nội. Tel: (04) 39745945

76 Triệu Việt Vương, Hà Nội. Tel: (04) 39447966

Website: www.asahisushi.vn

Hotline: 0902 286 286

Green Tea Ice Cream With Red Bean - Thành phần chính của món kem này là trà xanh (green tea) và đậu đỏ (red bean).

Trà xanh được nghiền thành bột, sau đó hòa với sữa tươi và một lượng đường vừa đủ tạo độ ngọt. Hỗn hợp này được đánh bông tơi và ủ lạnh qua hai lần mới đem ra thưởng thức. Kem trà xanh thành phẩm đạt vị kem thơm đậm, ngọt thanh, xốp và mát lạnh. Màu kem xanh dịu mắt. Những hạt đậu đỏ được chọn lọc kỹ, trải qua quá trình được ninh nhừ, đạt tiêu chuẩn khi hạt đậu chuyển sang màu đỏ thậm và mềm, sau đó trộn với tỷ lệ sữa và đường nhất định và cuối cùng là giữ lạnh. Đậu đỏ sau chế biến có màu đỏ thậm, các hạt béo tròn mềm nhìn đẹp mắt có độ kết dính.



Kem trà xanh đậu đỏ tại nhà hàng Asahi Sushi - 288 Bà Triệu


Một lễ hội nhảy múa của vị giác thực sự đang chờ bạn nghiệm trải nghiệm vào cuối buổi ăn. Bắt đầu thưởng thức kem trà xanh đậu đỏ, một vị đắng mỏng thoảng qua, vị ngọt dịu ngấm dần, sự thanh khiết mát lạnh đến từ kem trà xanh tươi lúc này bắt đầu tan chảy nhanh chónh chạm đến các ngóc ngách của cơ quan vị giác. Sắc vị tiếp tục hoà quyện bởi vị béo ngậy, thơm bùi của hạt đậu đỏ ninh nhừ. Vị ngọt thanh dịu từ trà xanh trung hoà béo ngậy của đậu đỏ, vấn vương nơi đầu lưỡi vô cùng dễ chịu.

Theo bếp trưởng nhà hàng Asahi Sushi kem trà xanh đậu đỏ là thức tráng miệng được rất nhiều thực khách tại đây ưa chuộng. Thưởng thức kem trà xanh đậu đỏ ngoài tác dụng nhanh chóng giúp thực khách tìm lại vị giác sau một bữa tiệc nhiều vị sắc. Cái thanh khiết chiết xuất từ trà xanh còn giúp cho tinh thần sảng khoái và tỉnh táo. Hơn nữa, khi thưởng thức ẩm thực Nhật tại nhà hàng Asahi Sushi với các món chính phần nhiều được chế biến từ nguyên liệu hải sản tươi sống, vị trà xanh sẽ giúp khử mùi tanh và mang lại hơi thở thơm mát.

(H P )

Trong bài viết này, Linh muốn chia sẻ một vài thông tin chung tham khảo từ nhiều nguồn, trong đó phần lớn là lược dịch từ 1 cuốn sách có tên “Japanese pure and simple” của tác giả Kimiko Barber. Mong muốn của Linh là được chia sẻ với các bạn yêu thích các món ăn Nhật, yêu thích văn hóa ẩm thực Nhật những điều mà chúng ta có thể đã hoặc chưa biết, hoặc đơn giản chỉ là muốn hiểu sâu thêm để mỗi khi thưởng thức món ăn mình sẽ có thể cảm nhận sâu sắc hơn sự tinh túy và ý nghĩa của món ăn đó. Trải nghiệm của Linh cho thấy là khi mình hiểu về văn hóa ẩm thực, hay đơn giản hơn là văn hóa bàn ăn, văn hóa trong khi ăn, mình thực sự thấy món ăn đó ngon hơn, đặc biệt hơn. Bài viết này không bàn sâu vào vấn đề văn hóa ẩm thực mà chỉ đề cập đến triết lý nền tảng của ẩm thực Nhật, và Linh muốn nói đến những vấn đề gần gũi hơn trong một căn bếp Nhật, để chúng ta cùng làm quen với những thực phẩm truyền thống phổ biến nhất được sử dụng trong các món ăn Nhật.




1. Triết lý trong nghệ thuật ẩm thực Nhật Bản
Trong tiếng Nhật, từ washoku (和食)được dùng để phân biệt các món ăn Nhật với các món ăn có ảnh hưởng từ nước ngoài – gọi là yoshoku. Triết lý của washoku bao gồm 5 nguyên tắc: 5 màu, 5 vị, 5 phương pháp nấu, 5 giác quan, 5 quy tắc.
* 5 màu sắc (go shiki): để đảm bảo sự cân bằng dinh dưỡng, mỗi bữa ăn cần có đủ 5 màu sắc” trắng, đỏ, vàng, xanh lục và đen (bao gồm những màu sẫm như màu nâu, màu tím).
* 5 vị (go mi): một bữa ăn cần có sự kết hợp hài hòa và cân bằng các vị mặn, chua, ngọt, đắng, và umami để kích thích vị giác và cảm giác ngon miệng. (Umami là cảm giác thứ năm về hương vị mà vị giác nhận biết được. có thể hiểu nôm na đó là cảm giác ngon miệng).
* 5 phương pháp nấu ăn (go hoo): những người nấu ăn được khuyến khích sử dụng các phương pháp nấu ăn khác nhau để chế biến món ăn, bao gồm: hầm, nướng, hấp, rán, luộc, …
* 5 giác quan (go kan): món ăn cần kích thích không chỉ ở vị giác, mà còn cả ở khứu giác, thị giác, thính giác và xúc giác. Trong đo việc trình bày món ăn trên đĩa sao cho thật hài hoà là phần cực kì quan trọng của bữa ăn, và người Nhật có một câu nói nổi tiếng là “ăn bằng mắt”.
* 5 quy tắc (go kan mon): đây có thể gọi là những luật liên quan đến việc thưởng thức món ăn, có bắt nguồn từ đạo Phật của Nhật. Một, chugns ta cần phải kính trọng và biết ơn những công sức của người đã nuôi trồng thực phẩm và chuẩn bị ra món ăn đó. Hai, chúng ta phải làm những việc tốt xứng đáng với việc được hưởng những món ăn đó. Ba, chúng ta phải ngồi vào bàn ăn với một tâm thái bình an. Bốn, chúng ta nên thưởng thức món ăn để nuôi dưỡng tinh thần bên cạnh việc nuỗi dưỡng cơ thể. Năm, chúng ta cần nỗ lực để duy trì trạng thái tinh thần vui vẻ.

2. Những thực phẩm không thể thiếu trong bếp Nhật
* Cá bào (katsuo bushi): đây là thành phần thiết yếu (cùng với rong biển tươi) trong việc nấu nước dùng dash.



* Nấm hương khô (shiitake): hay còn gọi là nấm đông cô, loại tươi cũng phổ biến nhưng loại nấm khô có mùi thơm và vị mạnh hơn, thường được dùng để tăng thêm hương vị cho các món ăn.


* Mù tạt xanh (wasabi): thường để ăn với các món sống.



* Thất vị hương” (shichimi togarashi): gia vị nêm tổng hợp gồm 7 vị khác nhau – hạt tiêu, ớt đỏ, hạt gai, vỏ quýt khô, rong biển, vừng đen và vừng trắng, hạt anh túc (poppy seeds).


* Rong biển tươi (konbu): đây là loại rong biển quan trọng nhất được sử dụng trong nấu các món ăn Nhật, đặc biệt là được sử dụng để làm nước dùng dashi.



* Mì: truyền thống có mì udon (làm từ bột mì trắng, sợi mì dày và tròn hoặc dẹt), soba (làm từ lúa mạch, sợi mì có màu nâu), cha soba (sợi mì có chứa bột trà xanh), somen (làm từ lúa mì, sợi nhỏ, nhưng được sản xuất ở dạng sợi khô).



* Vừng (goma): vừng trắng và vừng đen đều được sử dụng, vừng trắng phổ biến hơn.
* Gừng muối: gari là loại gừng muối có màu hồng nhạt, thường được ăn kèm với sushi. Beni shoga là loại gừng muối có màu đỏ, thường được dùng để trang trí món ăn.



* Mơ muối (umeboshi): những quả mơ muối mặn thường được sắp kèm với một tô cơm trắng.



* Quất Nhật (yuzu): to hơn quả quất một chút nhưng bé hơn quả quít, nước và vỏ loại quả này được dùng như dạng gia vị nêm, mùi thơm rất dễ chịu.



* Xì dầu (shoyu): vừa là một loại nước chấm dùng trực tiếp, vừa dùng để nấu các món ăn hoặc tẩm ướp.
* Miso: có thể hiểu là 1 dạng hỗn hợp lên men của đậu tương và gạo, đây là loại phổ biến nhất. Miso thường được dùng để nấu súp hoặc dùng để ướp các món ăn, làm nước chấm…



* Dấm gạo: giống loại dấm gạo thông thường ở VN.
* Rượu sake: đây là loại thức uống có cồn nổi tiếng và phổ biến nhất ở Nhật. Sake cũng được dùng trong nấu ăn, vừa thêm hương vị, thêm độ sâu cho món ăn, dùng để ướp, và khử mùi thịt cá.
* Mirin: rượu ngọt dùng trong nấu ăn.

( Blogger Linhihi)
Những lễ hội Nhật là các sự kiện lễ hội rất truyền thống, tuy rằng một vài trong số đó có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng chúng đã trải qua nhiều sự thay đổi đáng ghi nhận bởi sự hoà trộn của văn hoá địa phương.



Một lễ hội thì rất khác so với nguyên gốc. Chúng thậm chí không có điểm tương đồng nhỏ nào, mặc dù có cùng tên và tổ chức cùng ngày. Cũng có rất nhiều lễ hội địa phương (như Tobata Gion chẳng hạn) mà hầu hết chúng không được biết đến ở những quận khác. Người ta nói rằng bạn luôn tìm thấy một lễ hội đang diễn ra trên đất nước Nhật Bản.

Không giống như những người dân có nguồn gốc Đông Á, người Nhật thường không tổ chức Tết âm lịch (nó được thay thế bằng Tết dương lịch vào cuối thế kỉ 19). Mặc dù vậy những người Trung Quốc sống trên đất Nhật vẫn ăn Tết âm. Tại khu phố người Trung Quốc lớn nhất của Nhật ở Yokohama, khách du lịch từ khắp nước Nhật vẫn đến để thưởng thức lễ hội. Tương tự vậy, lễ hội Nagasaki Lantern được tổ chức tại khu dân cư Trung Quốc ở Nagasaki.

Những sự kiện có lễ hội



Những lễ hội thường được tổ chức với 1 hoặc 2 sự kiện chính, gồm các hoạt động ăn uống, giải trí và các trò chơi đầy màu sắc. Một vài lễ hội khác thì được tổ chức quanh đền chùa, ngoại trừ Hanabi (lễ hội pháo hoa), và những cuộc thi thể thao xung quanh, khác nơi mà người tham gia mặc khố (ví dụ như Hadaka Matsuri)

Những lệ hội địa phương (Matsuri)



Matsuri (祭?) là một từ tiếng Nhật nghĩa là lễ hội hoặc kì nghỉ. Ở Nhật, những lễ hội thường diễn ra tại đền chùa ở địa phương, mặc dù chúng có thể không hoàn toàn liên quan đến tôn giáo hay tín ngưỡng gì.
Không có một ngày chính thức cho những lễ hội trên toàn đất nước. Ngày tổ chức thay đổi từ vùng này sang vùng khác trên toàn đất nước và thậm chí ở một số khu vực nhất định. Nhưng chúng thường hay diễn ra gần những ngày lễ đặc biệt như Setsubun hoặc Obon. Gần như mỗi vùng đều có ít nhất một lễ hội địa phương vào cuối mùa hè hoặc đầu mùa thu vào khoảng thời gian thu hoạch lúa.


Lễ hội địa phương đáng chú ý thường có những cuộc diễu hành đặc trưng với những xe rước được trang trí cầu kì và tinh xảo. Việc chuẩn bị cho những cuộc diễu hành thường tuỳ vào mức độ của những khu vục lân cận hay được gọi là machi. Trước đó, các kami địa phương có thể thực hiện các lễ nghi bổ sung ở mikoshi và diễu hành qua các đường phố.

Mọi người có thể tìm thấy ở xung quanh của matsuri các trại bán đồ lưu niệm và thức ăn như takoyaki và các trò chơi như bắt cá vàng. Cuộc thi hát Karaoke, những trận đấu sumo, và các hình thức giải trí khác thường được tổ chức cùng với matsuri. Nếu hội tổ chức ở khu vực hồ thì chèo thuyền cũng là một hoạt động đáng chú ý.

Những phần được yêu thích của các matsuri nổi tiếng như Nada Kenda Matsuri của Himeji hoặc là Neputa Matsuri của Hirosaki thường được phát sóng trên tivi cho mọi người cùng chiêm ngưỡng.



Một vài ví dụ của những matsuri nổi tiếng là Jidai, Aoi và Gion Matsuri được tổ chức ở Kyoto; Tenjin Matsuri ở Osaka, ngoài ra còn có Kanda Matsuri, Sannō và Sanja Matsuri của Tokyo. Đặc biệt là Gion Matsuri, Tenjin Matsuri, và Kanda Matsuri là ba matsuri nổi tiếng nhất ờ Nhật Bản.

Các lễ hội định kỳ.

• Seijin Shiki : Ngày thêm tuổi mới (Ngày thứ 2 của tuần thứ 2 của tháng 1)
• Hinamatsuri : Lễ hội búp bê (ngày 3 tháng 3)
• Hanami : Lễ hội ngắm hoa (cuối tháng 3 đầu tháng 4)
• Tanabata : Lễ hội sao (ngày 7 tháng 7)
• Shichi-Go-San: Lễ hội cho trẻ ở độ tuổi 3, 5,7 (ngày 15 tháng 11)
• Ōmisoka : Đêm giao thừa (31 tháng 12)

Các lễ hội nhiều ngày

• Setsubun : phân mùa (bắt đầu mỗi mùa trong năm)
• Ennichi : lễ hội chùa (ngày linh thiêng này có liên hệ đến Kami hay Buddha)

Bunkasai



Lễ hội văn hoá Nhật Bản (文化祭 bunkasai?) là một lễ hội hàng năm được tổ chức ở hầu hết các trường học trên toàn Nhật Bản từ trường trung học đến đại học, nơi mà học sinh thể hiện những thành công thường ngày. Mọi người muốn đến trường để xem hoạt động trường học và không khí ở đó. Cha mẹ cũng muốn đến chứng kiến những thành quả của con mình.

Tuy nhiên, cũng có nhiều người đến lễ hội văn hoá vì sở thích. Thức ăn được phục vụ ở những lớp học hoặc phòng tập thể dục. Chúng được trang trí giống như các nhà hàng và quán cà phê tạm thời. Khiêu vũ, nhạc hội và diễn kịch có thể được biểu diễn bởi những cá nhân tình nguyện hoặc các câu lạc bộ của trường như câu lạc bộ khiêu vũ, nhóm ca hát, nhóm nhạc cụ, và câu lạc bộ kịch.



Lễ hội văn hoá là một hoạt động vui chơi nhưng gần như cũng là cơ hội duy nhất mỗi năm cho những học sinh tìm hiểu cuộc sống ở những ngôi trường khác. Nó cũng là một dịp để làm giàu cuộc sống con người bằng các mối quan hệ xã hội.

Lễ hội văn hoá rất thường được đề cập trong manga và anime.

Mừng năm mới (正月 Shōgatsu)?)

Ngày: 1-3 tháng 1 (liên kết với những tổ chức khác trong suốt tháng 1)
Tên khác: Oshōgatsu (O là một tiếp đầu ngữ trang trọng)



Thông tin: Lễ mừng năm mới là lễ hội thường niên, quan trọng và phức tạp ở Nhật. Trước ngày mừng năm mới, nhà cửa được lau dọn, nợ nần được trả, và osechi (một loại thức ăn đựng trong các hộp được sơn bóng loáng cho ngày đầu năm) được mua hoặc chuẩn bị. Thức ăn osechi là những thức ăn truyền thống được chọn vì kiểu dáng và màu sắc, hoặc đôi khi là những cái tên may mắn với hy vọng mọi điều tốt đẹp nhất sẽ đến với bản thân trong suốt thời gian năm mới, ở mọi khía cạnh của cuộc sống. Những ngôi nhà được trang trí và lễ hội được tổ chức để gia đình tụ họp, thăm đền chùa và gọi điện hỏi thăm bạn bè cùng người thân. Ngày đầu tiên của năm mới (ganjitsu) thường được sử dụng để ở bên các thành viên còn lại của gia đình.



Mọi người đều cố thức và ăn toshikoshisoba, mì soba lúc nửa đêm rồi đến chùa đạo Phật hay cầu nguyện ở các đền của đạo Shinto. Theo truyền thống thì mỗi người nên thăm ba đền hoặc chùa trong ngày đó. Đó được gọi là sansha-mairi. Ở cung điện hoàng gia lúc bình minh ngày 1 tháng 1, nhật hoàng sẽ hoàn thành một số lễ nghi shihohai (cầu nguyện cho bốn mùa), được tổ chức trang trọng, trực tiếp tại các đền chùa và lăng tẩm hoàng gia để cầu “quốc thái dân an”. Vào ngày 2 tháng 1, dân chúng được cho phép vào thăm qua hoàng cung (một cơ hội duy nhất khác để vào khu vực này là ngày sinh nhật Nhật Hoàng vào ngày 23 tháng 12). Vào ngày 2 và 3, những người quen biết đến thăm hỏi (nenshi) và cùng uống otoso (rượu nếp trắng). Một vài trò chơi vào ngày Tết là kuruta (một thể loại bài), hanetsuki (tương tự như cầu lông), tako age (thả diều) và komamawashi (chơi quay). Người chơi tham gia chủ yếu để cầu mong sự may mắn cho cả năm. Trao đổi thiệp chúc cho năm mới (tương tự như thiệp giáng sinh ở phương Tây) là một nhu cầu quan trọng vào ngày Tết. Cũng có một khoảng lì xì dành cho trẻ con gọi là otoshidama. Các lối vào nhà ngày Tết được trang trí bằng kagami-mochi (2 quả cầu gạo mochi chồng lên nhau và trên cùng là một quả quýt) và kadomatsu (những cây gỗ thông được trang trí).



Sau khi tổ chức lễ mừng năm mới, Koshogatsu, nghĩa là “năm mới nhỏ” (ở Việt Nam gọi là Tết Nguyên Tiêu đó bạn ^-^) được bắt đầu vào ngày trăng rằm đầu thiên của năm (khoảng 15 tháng 1). Hoạt động chính cho lễ hội này là cầu nguyện để xin một vụ mùa bội thu.

Lễ hội búp bê (雛祭り?)

Ngày 3 tháng 3




Lễ hội búp bê còn có những tên gọi đáng yêu khác là Sangatsu Sekku (lễ hội tháng 3), Momo Sekku (lễ trái đào), Joshi no Sekku (Lễ hội của những bé gái).
Đây là ngày những gia đình Nhật cầu mong sự hạnh phúc và giàu có cho những bé gái và giúp đảm bảo rằng chúng sẽ lớn lên khoẻ mạnh và xinh đẹp. Lễ hội được tổ chức cả ờ trong nhà lẫn ngoài bãi biển. Cả hai phần đều có ý nghĩa bảo vệ tâm hồn những bé gái khỏi tà ma. Những bé gái sẽ mặc những bộ kimono đẹp nhất và đến thăm nhà bạn bè. Những bậc thang để trưng bày hina ningyō (búp bê hina, một chuỗi những con búp bê được phân vai vế từ hoàng đế, hoàng hậu, người hầu, nhạc công trong trang phục truyền thống cổ) được đặt trong nhà và các gia đình tổ chức lễ hội với bữa ăn đặc biệt với hishimochi (bánh cả hình kim cương) và shirozake (gạo ủ với sake).

Hanami(花見?)

Lễ hội Hanami được diễn ra trong khoảng tháng 4


Người ta thường gọi hanami là lễ hội ngắm hoa hay lễ hội hoa Anh Đào.
Có rất nhiều các lễ hội hoa được tổ chức ở đền Shinto trong suốt tháng 4. Tham quan và dã ngoại để thưởng thức hoa, đặc biệt là hoa anh đào rất được ưa chuộng. Ở một vài nơi, tiệc thưởng hoa được tổ chức vào một ngày truyền thống cố định. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nhất trong suốt mùa xuân. Nghệ thuật thưởng hoa này đã có một tầm quan trọng lâu dài trong văn học, ca múa và nghệ thuật của người Nhật. Ikebana (nghệ thuật cắm hoa) cũng là một phần thiết yếu trong văn hoá Nhật và được phổ biến rộng rãi trong xã hội hiện nay. Một vài hoạt động chính trong thời gian lễ hội này là chơi trò chơi, nghe dân ca, trình diễn hoa, diễu hành, nhạc hội, kimono, những sạp bán thức ăn và những thứ khác, những đám rước tuyệt đẹp và các nghi thức tôn giáo. Những gia đình thường đi ra ngoài để ngắm hoa anh đào.

Lễ hội của các bé trai (子供の日 Kodomo no hi?)
Các tên gọi khác là lễ hội Iris (菖蒲の節句 Shōbu no Sekku?), lễ hội Tango (端午の節句 Tango no Sekku?)



Tanabata

Lễ hội được tổ chức vào ngày 7 tháng 7



Tên gọi khác là lễ hội ngắm sao. Nó có nguồn gốc từ một truyện truyền thuyết dân gian Trung Quốc kể về 2 ngôi sao Weaver Star (Vega) [gọi là sao dệt vải hay sao Bạch Minh] và the Cowherd Star (Altair) [sao chăn trâu] => (hay đơn giản trong tiếng Việt mình gọi là truyền thuyết Ngưu Lang – Chức Nữ đó moà =_=!). Họ là những người yêu nhau nhưng chỉ gặp nhau đúng một lần trong năm và đêm thứ 7 của tháng 7 miễn là sông Ngân Hà không có mưa hoặc lũ. Cái tên Tanabana đến từ tên một thiếu nữ đồng trinh được tin là đã may trang phục cho các vị thần. Người ta thường viết những điều ước và khát vọng tình yêu lên một tờ giấy dài và treo lên một nhành trúc với những món đồ trang sức nhỏ.

Bon Festival (盆 bon?)
Tên gọi khác là urabon (盂蘭盆?)




Đây là một hội Phật giáo được diễn ra để tôn vinh tinh thần của tổ tiên. Thường là một bia tưởng niệm (shōryōdana) được dựng ở trước Butsudan (bàn thờ của người theo phật giáo để chào đón kinh hồn tổ tiên trở về. Một thầy tu thường được mời về để đọc kinh (tanagyō). Những việc cần được chuẩn bị đề chào đón tổ tiên trở về là dọn mộ , chuẩn bị đường đi về và cung cấp những cỗ xe ngựa hoặc bò bằng rơm để tổ tiên đi lại. Những ngọn lửa dẫn đường được đốt từ ngày 13 và tắt và ngày 16.

Lễ hội "7-5-3" (七五三 Shichigosan?)

Lễ hội này diễn ra vào ngày 15 tháng 9



Thông tin: những cậu bé năm tuổi và những cô bé ba hoặc bảy tuổi được đưa đến các đền thờ địa phương để cầu xin cho sự yên bình và sức khoẻ trong tương lai. Lễ hội bắt nguồn từ niềm tin rằng những đứa trẻ ở độ tuổi này rất dễ gặp phải những điều không may và vì lẽ đó cần một sự bảo vệ của thần linh. Chúng thường mặc trang phục truyền thống vào dịp này và thăm đền thờ. Nhiều người mua chitose-ame ("kẹo ngàn năm") được bán tại các chùa.

Chuẩn bị cho đón năm mới và chia tay năm cũ.
Hiển nhiên là sự chuẩn bị này được chuẩn bị vào cuối tháng Chạp.


Dịp này còn được gọi là cuối năm (年の瀬 toshi no se?), hay chợ phiên cuối năm (年の市 Toshi no Ichi?).
Việc chuẩn bị để chứng kiến năm mới diễn ra với mục đích chào đón vị thần toshigami (vị thần của năm tới). Nó bắt đầu vào ngày 13 tháng 12, khi mà mọi người bắt đầu dọn dẹp nhà cửa. Nhưng ngày nay thì mọi người có xu hướng dời ngày đó đến một ngày cuối tháng hơn. Ngôi nhà được trang trí theo cách rất truyền thống: một sợi dây rơm được phù phép (shimenawa) với những mảnh giấy trắng (shide) được treo trước cửa để chống lại linh hồn quỷ dữ vào nhà và chỉ ra sự hiện diện của toshigami. Thường thì còn có thêm kadomatsu (một sự trang trí của nhành non) ngay bên cạnh lối ra vào.


Một bàn thờ đặc biệt, gọi là toshidana ("kệ của năm"), là một giàn cao với kagamimochi (tầng, xung quanh là bánh gạo), sake (rượu nếp), quả hồng và các loại thức ăn khác để tôn vinh toshigami. Một hội chợ truyền thống được tổ chức vào cuối tháng 12 tại các đền chùa hoặc các vùng lân cận ở địa phương. Đây là sự chuẩn bị cho lễ hội năm mới. Các vật dụng trang trí và thực phẩm khô được bán tại hội chợ. Nguồn gốc của hội chợ cuối năm là mang lại cơ hội cho nông dân, ngư dân cùng người cao nguyên đến trao đổi hàng hoá và mua quần áo cũng như các vật dụng cần thiết khác cho năm mới.

Ōmisoka (大晦日 Ōmisoka?)
Lễ hội được tổ chức vào ngày 31 tháng 12

Thông tin: mọi người thường dọn dẹp nhà cửa (Ōsōji) để chào đón năm mới với mục đích tránh những thứ ô uế làm ảnh hưởng. Nhiều người thăm đền chùa để nghe 108 tiếng chuông rung vào nửa đêm (joya no kane). Điều đó thông báo năm cũ đã qua và năm mới bắt đầu. Bởi vì tín đồ Phật giáo tin rằng con người phải trải qua 108 dục vọng và đam mê (bonnō). Cứ một tiếng chuông rung lên là một dục vọng sẽ qua. Ngoài ra người ta thường ăn zaru-soba với hy vọng vận mệnh gia đình sẽ dài lâu như sợi mì vậy.

( ST)
Khoảng từ tháng 3 đến tháng 4 là mùa hoa anh đào nở, và Nhật Bản đã chọn khoảng thời gian từ 15/3 đến 15/4 làm “ Tết anh đào”.

Ngắm hoa (hanami) là một hình thức thưởng lãm hoa truyền thống của người Nhật. Hoa (hana) ở đây thường dùng để chỉ hoa anh đào (Sakura). Anh đào thường chỉ nở rộ trong vòng một tuần, thời điểm bắt đầu tùy theo vùng, do sự khác nhau về khí hậu giữa miền Nam và miền Bắc, nên ở Nhật hoa anh đào nở dần từ phía Nam lên phía Bắc, kết thúc ở 4 hòn đảo ở biển Bắc. Vì thế thời gian hoa anh đào nở kéo dài từ tháng 3 đến tháng 7. Trong khoảng thời gian ấy, nhân dân trong nước khắp nơi nơi đều cử hành các hoạt động thưởng thức hoa anh đào truyền thống, hầu hết tất cả mọi người, từ người già cho tới các em nhỏ đều chọn đến công viên hoặc một nơi nào đó để thưởng hoa. vì thế Hanami có thể coi là  là một hình thức picnic ngoài trời, dưới những tán hoa anh đào, nhóm bạn bè hoặc gia đình mang theo đồ ăn uống và tổ chức một bữa tiệc nhẹ ngoài trời và thưởng hoa.

Trong mùa hoa anh đào nở, thành phố cổ kính Osaka trở nên quyến rũ và dịu dàng một cách lạ thường. Người dân Nhật Bản và du khách bốn phương lại có dịp đắm mình trong không khí vui tươi và rộn rã của lễ hội hoa anh đào. Những hình ảnh dưới đây được ghi lại tại Osaka.

Một trong những địa điểm lý tưởng để thưởng ngoạn loài hoa này là c nằm tại trung tâm thành phố.




Có khoảng 5.000 cây anh đào trắng đươc trồng trong công viên, trải dọc theo hai bên bờ sông Okawa chảy ngang qua thành phố.





Nếu có dịp đến Osaka vào thời điểm này, bạn hãy ghé thăm lâu đài Osaka, ngôi đền hơn 500 tuổi và là biểu tượng của thành phố.

Trong khu vực rộng lớn xung quanh lâu đài, có hơn 4.000 cây hoa anh đào khoe sắc.








Cận cảnh vẻ đẹp trắng thanh khiết của loài hoa biểu tượng cho đất nước mặt trời mọc.


Dưới tiết trời mùa xuân ấm áp, nhiều gia đình tổ chức đi picnic, du xuân.



Hoặc tổ chức gặp gỡ thân mật bạn bè,cùng nhau "uống rượu, thưởng hoa” giữa một rừng hoa anh đào.

( Ảnh - internet)
Hanami là một lễ hội truyền thống của xứ sở hoa anh đào, lễ hội này diễn ra từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4.
Đây là dịp để mọi người vui chơi, tổ chức những bữa tiệc, cùng uống rượu, ca hát và chụp ảnh dưới những tán hoa anh đào đẹp tuyệt vời.




Hanami là từ được ghép bởi hai từ “Hana” có nghĩa là hoa và “Mi” có nghĩa là ngắm nhìn. Hanami có nghĩa là thưởng lãm hoa và đây cũng là tên gọi của lễ hội nổi tiếng bậc nhất nước Nhật – Lễ hội ngắm hoa anh đào. Lễ hội này đã có một lịch sử lâu đời từ hàng ngàn năm nay, và được coi là quốc lễ của Nhật Bản và là một nét đẹp không thể thiếu trong văn hóa Nhật Bản.



Bắt đầu vào khoảng thời gian từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4, hoa anh đào trên khắp nước Nhật đồng loạt nở rộ trong khoảng 2 tuần rồi tàn nên thời điểm này được xem là thời điểm đẹp nhất để thưởng thức vẻ đẹp của hoa anh đào và cảm nhận không khí mùa xuân đang đến gần, lễ hội Hanami kéo dài cả ngày lẫn đêm trong khoảng 2 tuần.



Khắp nơi đâu đâu cũng thấy những tán cây hoa anh đào nở rộ, bừng sáng cả một khoảng trời. Trong tiết trời se lạnh, từng đợt gió thổi qua khiến muôn vàn cánh hoa anh đào bay lượn trong gió tạo nên một cảnh sắc đẹp mê mẩn, rung động lòng người




Mọi người tụ tập dưới những tán cây hoa anh đào nở rộ, tổ chức những bữa tiệc ngoài trời, ăn uống, trò chuyện và cùng nhau ca hát cả ngày lẫn đêm. Những người dân Nhật Bản thường chuẩn bị những món ăn truyền thống của đất nước mình như sushi, cơm hộp bento và một loại rượu thường uống trong lúc ngắm hoa được gọi là Hanamizake.

Tại lễ hội Hanami, bạn sẽ dễ dang bắt gặp hình ảnh những thiếu nữ Nhật Bản trong chiếc áo kimono truyền thống dưới những tán hoa anh đào, những gia đình vui đùa rộn rã bên nhau, tất cả đều tạo nên một dấu ấn đậm nét cho lễ hội ngắm hoa Hanami đặc biệt của xứ sở hoa anh đào.