Nhà hàng Triều Nhật Asahi Sushi,Ẩm thực Nhật Bản, nhà hàng Nhật Bản, nhà hàng Nhật Bản Hà Nội

CUỘC ĐỐI ẨM CỦA LẨU NHẬT VÀ RƯỢU SAKE

Trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản, Rượu Sake và lẩu Nhật như 'giai nhân''mặc khách' trong cuộc đối ẩm vô cùng và tuyệt bích luôn làm mê say lòng người của văn hóa tinh tế xứ Phù Tang.

Lẩu Nhật - văn hóa Á đông trong lòng nước Nhật

Không biết từ bao giờ, từ thưở nào, lẩu đã trở thành món ăn đặc sắc của văn hóa ẩm thực Á đông. Trong bữa ăn sum họp gia đình, hay trên bàn tiệc gặp gỡ bạn bè, tiếp đãi đối tác, không thể thiếu lẩu.
Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, cuộc sống càng phát triển, nhu cầu giao lưu càng lớn, món lẩu càng được ưa chuộng. Tại sao vậy? Bởi trong tất cả các món ăn, lẩu là sự tổng hòa đa dạng nhất có thể đáp ứng mọi nhu cầu sở thích về ẩm thực của số đông.
Khác biệt với phương Tây, mỗi người được phục vụ một đĩa món ăn với đồ dùng riêng, với món lẩu, người châu Á đã thể hiện được đặc trưng tính cộng đồng rất cao trong văn hóa ẩm thực.
Lẩu Thái chua cay, lẩu Việt Nam đậm hương vị đồng quê, lẩu Trung Hoa bổ dưỡng… Vậy lẩu Nhật có gì đặc biệt? Đó chính là sự thanh tao.

Lẩu Bốn mùa tại nhà hàng Asahi 76 Triệu Việt Vương.
Ông Yoshikawa - bếp trưởng người Nhật của hệ thống nhà hàng Triều Nhật Asahi cho biết: "Các loại nước dùng của lẩu Nhật được chế biến theo phong cách Nhật Bản với yêu cầu tiêu chuẩn là nước dùng luôn có độ trong, vị ngọt đậm, hương thơm đặc trưng, đảm bảo độ đạm, vị thanh mà lại không béo, giúp người ăn vẫn hấp thụ được đầy đủ chất dinh dưỡng. Chính vì vậy, nguyên liệu không thể thiếu là cá bào khô và lá Konbu của Nhật kết hợp cùng một số gia vị thiên nhiên khác để tạo nên những hương vị đặc biệt khác nhau”.

Lẩu Triều Nhật.
Để tăng thêm hương vị và giảm bớt độ đạm của các món ăn, mỗi món lẩu còn đi kèm với một hoặc hai loại nước sốt đặc biệt chỉ có thể được chế biến bởi chính bếp trưởng người Nhật. Cách chế biến nước sốt theo truyền thống Nhật Bản với những hương vị thơm ngậy từ vừng xay, nồng nàn từ rượu Sake và sâu lắng của xì dầu Nhật cùng một số gia vị thiên nhiên khác tạo vị thơm ngon giúp món ăn thêm đậm đà. 

Lẩu càng cua - món lẩu yêu thích của người mê đồ hải sản. 


Sake - nét tiêu dao tinh tế của người Nhật

Người Việt tự hào về rượu nếp cái hoa vàng, người Hàn tự hào về Soju, người Pháp tự hào về rượu vang, thì Sake - chính là quốc hồn quốc túy, là niềm tự hào của người Nhật.
Khác với rượu Tây được chế biến từ hoa quả, ngũ cốc và giống với nhiều nước châu Á khác, gạo là thành phần chính được sử dụng để chế biến Sake. 

Rượu Sake - thú vui tao nhã của người tinh tế.

Người Nhật thường uống rượu Sake cùng nhau, chứ ít khi uống một mình. Người uống không tự rót vào ly của mình. Họ đợi người khác rót đầy ly cạn của mình. Những người khác thì mong được rót rượu, và họ hăng hái làm như vậy ngay khi họ nhìn thấy một ly cạn. Nếu một ly rượu không uống cạn hoàn toàn, nó sẽ không được rót đầy. Nếu được người bề trên rót rượu, người có cấp bậc thấp hơn phải cầm ly bằng hai tay. Tương tự, khi rót rượu cho người bề trên, người có địa vị thấp hơn phải cầm chai bằng hai tay. Nếu một người lớn tuổi hơn trao một ly cạn (luôn luôn là ly của họ) đến cho bạn, có nghĩa là người đó sắp rót đầy ly và muốn bạn uống. Bạn không phải uống cạn ly, nhưng ít nhất bạn phải làm như bạn đang uống (nhấp môi cũng được chấp nhận). Và nếu bạn uống cạn ly, bạn phải trả ly lại cho người đó. Bạn không cần phải trả lại ngay, nhưng giữ ly trong một thời gian dài thì bị xem như khiếm nhã. Khi uống rượu trước người lớn tuổi, bạn nên luôn luôn xoay lưng lại và sau đó mới uống để thể hiện sự tôn trọng. 

Rượu Sake và lẩu Nhật như “giai nhân” và “mặc khách” trong cuộc đối ẩm vô cùng và tuyệt bích luôn làm mê say lòng người của văn hóa tinh tế xứ Phù Tang. 

                                                                                                                                                    Hạ Trang