Trong khi chế biến thức ăn để phục vụ,
người ta sắp xếp thức ăn theo cách làm cho màu sắc và bố cục hài hoà ,
trên đĩa hoặc trong bát phù hợp với từng mùa trong năm.
|
|
Có ba loại nấu ăn cơ bản trong
truyền thống ẩm thực Nhật Bản đủ món: honzen ryori, tập hợp các món ăn
đặt trên khay có chân trong các buổi tiệc long trọng; chakaiseki ryori;
một loạt món ăn trước tiệc trà, và kaiseki ryori, một loạt món ăn trong
các bữa tiệc, thường được phục vụ trong các nhà hàng chuyên ẩm thực Nhật
Bản (ryotei ). Các loại khác là asechi ryori, món ăn theo truyền thống
vào những ngày lễ quan trọng như Năm mới và shojin ryori, các món chay
trong đạo Phật.
Món ăn kết hợp giữa gạo, rau và hải sản
Thành
phần chính trong nghệ thuật nấu ăn Nhật Bản là hải sản, rau và gạo. Tiêu
thụ hải sản sống là điểm đặc biệt trong cách nấu ăn bản địa, đòi hỏi
phải thật tươi, dao thật sắc và bén. Vì có nhiều thức ăn được cung cấp
từ biển và ảnh hưởng của Phật giáo nên đã ngăn cản việc giết thịt động
vật. Nghệ thuật nấu ăn Nhật Bản trước đây ít dùng thịt động vật và gia
cầm, sản phẩm từ sữa, dầu mỡ. Nước gia vị chính là sản phẩm từ đậu nành
lên men, như nước tương (shoyu) và miso (hỗn hợp đậu nành), hoặc từ gạo,
như rượu sake, dầu giấm và mirin (rượu sake ngọt). Để giữ mùi vị tự
nhiên của các thành phần, người Nhật tránh dùng gia vị có mùi nặng,
thường dùng các loại gia vị và thảo dược mùi dịu hơn, như kinome (các
chồi non, mùi thơm của các loại cây gọi là sangha), yuzu (thanh yên),
wasabi (củ cải Nhật Bản), gừng, myoga (một loại cây cùng loại như gừng)
và hạt sansho phơi khô rồi xay.
Các món ăn được trình bày đẹp mắt và bố cục màu sắc hài hòa
Trong
khi chế biến thức ăn để phục vụ, người ta sắp xếp thức ăn theo cách làm
cho màu sắc và bố cục hài hoà , trên đĩa hoặc trong bát phù hợp với từng
mùa trong năm, chẳng hạn thuỷ tinh và trúc được xem là thích hợp vào
mùa hè. Đĩa có hình dáng, kích thước và hoa văn tương phản để đạt được
sự cân bằng mỹ học giữa thức ăn và đồ đựng đồng thời dễ hấp dẫn và kích
thích cảm giác ngon miệng.
|