Nếu như Sushi là biểu tượng của văn hóa ẩm thực Nhật Bản trong các bữa tiệc truyền thống kết hợp hương vị của đồng xanh và biển cả thì Sashimi chính là 'nữ hoàng' của hương vị tinh khiết đến từ đại dương bao la.
Sashimi là một món ăn truyền thống Nhật Bản mà thành phần chính chủ yếu là các loại hải sản tươi sống. Hải sản dùng để làm Sashimi phải có "tiêu chuẩn sashimi", được đánh bắt bằng các dụng cụ riêng biệt, ngay sau khi bắt được phải được xử lý luôn theo quy trình đặc biệt để đảm bảo sự tươi ngon của từng miếng Sashimi.
Sashimi cá hồi, món ăn yêu thích của những người đam mê ẩm thực Nhật.
|
Loại dao dùng để cắt Sashimi của các đầu bếp Nhật Bản được ví như thanh kiếm báu của các võ sĩ Samurai, nhiều khi giá trị lên tới vài nghìn USD. Sashimi thường được cắt thành từng lát mỏng có chiều rộng khoảng 2,5cm, chiều dài 4cm và dày chừng 0,5cm, nhưng kích cỡ có thể khác nhau tuỳ vào loại nguyên liệu và đầu bếp.
Sashimi là món khai vị trong bữa ăn trang trọng ở Nhật. Trong ẩm thực, sashimi được xem là nét văn hoá Nhật đề cao sự tinh tế. Tại nhà hàng Asahi Sushi và Asahi Hot Pot hiện nay có khoảng 30 - 40 loại sashimi, ngon nhất có thể kể đến: sashimi cá hồi, sashimi cá đuôi vàng, sashimi sò điệp, sashimi bạch tuộc…
Sashimi tổng hợp tại hệ thống nhà hàng Asahi. |
Các loại nước sốt đơn giản ăn với sashimi, như là sốt shoyu (1 loại xì dầu Nhật Bản) và wasabi (mù tạt) các loại gia vị như gừng. Và tất nhiên không thể bỏ qua các lại rau tía tô, củ cải trắng và tảo biển.
Một số loại hải sản mà người Nhật thường hay dùng làm sashimi là: cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá saba, cá nóc, mực, bạch tuộc, tôm biển. Ngoài ra, Sashimi còn được làm từ thịt hay rau củ quả...
Một số loại hải sản mà người Nhật thường hay dùng làm sashimi là: cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá saba, cá nóc, mực, bạch tuộc, tôm biển. Ngoài ra, Sashimi còn được làm từ thịt hay rau củ quả...
Sashimi bào ngư - món ăn ngon, vị thuốc quý, là sự lựa chọn hàng đầu của các quý ông.
|
Một số hải sản chính phổ biến của món Sashimi:
• Shake: Cá hồi - những chú cá với hành trình ngược dòng sông.
Cá hồi sống ở ngoài biển cả nhưng khi đẻ trứng thì chúng lại lại tìm về các dòng sông.
Cá hồi sống ở ngoài biển cả nhưng khi đẻ trứng thì chúng lại lại tìm về các dòng sông.
Thịt cá hồi nổi tiếng béo, thơm nhờ nguồn axit béo omega 3, có tác dụng diệu kỳ trong việc bảo vệ tim mạch, chống cholesterol, giảm nguy cơ cao huyết áp.
Không những thế, chất béo tự nhiên ấy còn là liều thuốc chống trầm cảm hữu hiệu ở phụ nữ, bệnh viêm khớp ở người già, cải thiện chức năng não và ngăn ngừa một số bệnh ung thư. Ngoài ra, cá hồi còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất như canxi, vitamin D.
• Maguro: Cá ngừ - loại cá được người Nhật coi là “Vua” của cá sống.
Gia tộc cá ngừ rất đồ sộ, chủng loại vượt qua con số 50, giá thành bình dân có, đắt có. Sinh sống tại vùng biển sâu nửa Bắc địa cầu, chủ yếu hoạt động tại Thái Bình Dương, Địa Trung Hải và Đại Tây Dương; cá ngừ Thái Bình Dương là béo tốt nhất. Ngoài ra cá ngừ còn sinh trưởng tại Thái Lan, Philippines, Indonesia, Mexico, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.
Cá ngừ được tổ chức Dinh dưỡng toàn cầu giới thiệu là 1 trong 3 loại có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất (2 loại còn lại cá hồi và cá Sác-đin). Cá ngừ ngoài chứa một hàm lượng Protein, chất sắt vô cùng phong phú, ăn không no và có hàm lượng mỡ EPA&DHA cao nhất trong tất cả các loại hải sản ra, còn có thể phòng ngừa hàm lượng Chelesterol tăng quá cao trong máu và chứng xơ cứng động mạch. Vì cá ngừ sinh sống ở độ sâu 100 - 900m trong đại dương, rất ít tiếp xúc với khu vực gần biển và vùng ven biển đã bị ô nhiễm, nên thịt cá hoàn toàn tinh khiết.
• Ika: Mực - Món ăn ngon, vị thuốc quý.
Cá mực là loại động vật không xương sống. Trong mai mực có các muối canxi dưới dạng carbonat, phosphat, sulfat, các chất hữu cơ và chất keo. Thịt cá mực cũng được dùng làm thuốc nhưng không phổ biến. Trong thịt mực có protid, lipid, Ca, p, Fe, vitamin B1, B2, B6, PP. Thịt cá mực có vị ngọt, chua, tính bình, có tác dụng bổ trung, ích khí…
• Tako: Bạch tuộc - “Thiên tài” của loài động vật thân mềm.
Loài bạch tuộc rất thông minh, có lẽ là thông minh hơn bất kỳ một loài động vật thân mềm nào. Trí tuệ chính xác của loài bạch tuộc và khả năng học tập của chúng được các nhà sinh vật học tranh luận rất nhiều, các nhà khoa học nhận biết rằng bạch tuộc có cả trí nhớ ngắn và dài hạn, hành động của chúng chủ yếu xuất phát từ ý thức chứ không phải từ bản năng.
Bạch tuộc còn là một loại nguyên liệu phổ biến đối với người đầu bếp Nhật làm thực phẩm bồi bổ sức khỏe, giống như sashimi, sushi, takoyaki và akashiyaki…