Văn hoá Nhật Bản có đặc điểm chung là
kết hợp hài hoà giữa yếu tố bản địa và sự chắt lọc tinh hoa văn hóa nước
ngoài nhưng vẫn không làm phai nhạt yếu tố “linh hồn” Nhật Bản. Ẩm thực
Nhật Bản cũng không là trường hợp ngoại lệ.
Sự
gặp gỡ Đông - Tây
Nhiều món ăn tiêu biểu của Nhật Bản du
nhập từ nước ngoài nhưng đã được người Nhật sáng tạo thành các món ăn
dân tộc mang tinh thần quốc hồn quốc túy của Nhật và nổi tiếng trên khắp
thế giới bằng óc thẩm mỹ, sự khéo tay và khẩu vị tinh tế. Không ít
món thường được dùng hiện nay là những món ăn đã được Nhật hóa từ các
món ăn của các nước khác như tofu (đậu hũ), shou-yu (nước tương), hay
như mì ramen có nguồn gốc từ Trung Hoa (trước đây gọi là chuka soba – mì
Trung Hoa) nay đã trở thành món ăn ưa thích của người Nhật. Sự giao
thương của Nhật Bản với các nước phương Tây vào thời kỳ mở cửa cũng đem
lại cho Nhật Bản nhiều món ngon khác như lẩu sukiyaki… Người Bồ Đào Nha
được cho là có công khi giới thiệu món tempura (món lăn bột chiên) nổi
tiếng xuất phát từ templo (tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là đền thờ) và
chẳng bao lâu sau khi vào Nhật Bản tempura được truyền khắp trong đất
nước Nhật Bản và sau này nổi tiếng trên khắp thế giới.
Bữa ăn là tác phẩm nghệ thuật
Ẩm thực Nhật Bản được cho là ẩn chứa một
linh hồn và mang tính thẩm mỹ cao. Một bàn ăn Nhật Bản là “một bộ sưu
tập” các món ăn với sự kết hợp hài hoà và khéo léo giữa nhiều yếu tố:
đặc điểm từng vùng địa phương; món ăn thay đổi theo mùa; kỹ thuật trưng
bày; thói quen ăn vài món ăn trong một thời điểm nhất định trong năm.
Tính đặc trưng và hấp dẫn nhất của ẩm thực Nhật Bản chính là sự thể hiện
một cách đầy đủ tính thẩm mỹ trong các món ăn qua các giác quan: thị
giác, khứu giác, và vị giác. Bí quyết để chuẩn bị món ăn tại nhà của
người Nhật có thể được hiểu đó là thành phần chính của món ăn, món ăn đó
được kết hợp như thế nào, nhưng điều quan trọng nhất và cũng rất đơn
giản nhất đó là tình cảm của người chuẩn bị đối với một món ăn cộng với
một chút khéo léo để món ăn “bắt mắt” hơn. Cách trình bày thức ăn Nhật
Bản phản ánh tính cách và văn hoá của người Nhật.
(Hình 1: Osechi – món ăn ngày Tết)
Sự sắp xếp, trưng bày món ăn của Nhật
Bản là một nghệ thuật cho thấy sự tưởng tượng và sáng tạo của đầu bếp.
Mỗi món ăn được trưng bày mang đầy tính nghệ thuật, vừa để kích thích sự
ngon miệng, tăng tính thẩm mỹ đẹp mắt và tạo sự gần gũi với thiên
nhiên. Và trên mỗi đĩa thức ăn, thường người Nhật không để vun đầy thức
ăn hết cả đĩa, mà chỉ là một góc nào đó để người ăn còn có thể thưởng
thức được cả nét đẹp của vật dụng đựng nó.
Bí quyết của sự trường thọ
Không chỉ thoả mãn tính thẩm mỹ, ẩm thực
Nhật Bản còn đáp ứng được nhu cầu về sức khoẻ: ít béo, ít ngọt, ăn
nhiều cá và sử dụng nhiều các loại rau đậu. Hiện nay nhiều người Nhật
Bản sống tới thượng thọ. Bí quyết trường sinh của người Nhật chính là
thực phẩm và cách ăn uống. Có người từng nói rằng, nhìn trên mâm cơm của
Nhật Bản, ta có thể liên tưởng đến “có một chút gì đó của núi, và một
chút gì đó từ biển cả”. Núi tượng trưng cho các loại rau ở nhiều địa
phương cùng với món chính là gạo. Biển không gì khác hơn đó là nguồn hải
sản, nhất là cá.
Chế độ ăn uống của Nhật Bản được gọi là
ichi ju san sai – một món súp và ba món phụ ăn với món chính là cơm.
Nhiều thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm Nhật Bản rất tốt cho sức
khỏe. Bữa ăn không thể thiếu đậu nành và các thực phẩm chế biến từ đậu
nành như miso (tương đặc), tofu (đậu hũ tươi), natto giúp ngăn chặn tình
trạng tắc nghẽn mạch máu; hạt vừng đen giúp kích thích hoạt động của
não, mơ chua umeboshi để lọc máu, rong biển kombu giúp giảm lượng
cholesterol, chè tươi giúp chống lão hóa tế bào… Các công thức nấu ăn
truyền thống của Nhật Bản thực sự là mỏ vàng chứa đựng những bí quyết để
sống trường thọ và trẻ mãi không già.
(Hình 2) Món temari sushi – cơm nắm sushi.
Con tôm được biểu tượng cho sự trường
thọ. Cái lưng cong của con tôm thể hiện “càng cong càng trường thọ”